Tiền nhàn rỗi Để làm gì? 5 cách Đầu tư Tiền nhàn rỗi Sinh lời thịnh nhất

Tiền nhàn rỗi Để làm gì? 5 cách Đầu tư Tiền nhàn rỗi Sinh lời thịnh nhất

Tiền nhàn rỗi Để làm gì? 5 cách Đầu tư Tiền nhàn rỗi Sinh lời thịnh nhất

Mua bán Cho thuê căn hộ chung cư TPHCM

Tin dự án Mua bán Cho thuê Bất động sản TPHCM
Mua bán Cho thuê Bất động sản TPHCM

Tiền nhàn rỗi Để làm gì? 5 cách Đầu tư Tiền nhàn rỗi Sinh lời thịnh nhất

Đầu tư tiền nhàn rỗi là gì?

 

Đầu tư tiền nhàn rỗi vào đâu để sinh lời hiệu quả đang là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư tiền nhàn rỗi băn khoăn. Cũng bởi, kinh tế khó khăn việc lựa chọn được kênh đầu tư an toàn, sinh lời cao là điều không hề dễ dàng.

 

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang biến động mạnh do dịch bệnh Covid 19, hầu hết các kênh đầu tư đều phải chịu thiệt hại khá lớn về mặt tài chính. Do đó, tiền nhàn rỗi nên đầu tư vào lĩnh vực nào để sinh lời luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân. Giới chuyên gia khuyên rằng, nhà đầu tư nên tỉnh táo lựa chọn kênh ít rủi ro, an toàn và tuyệt đối không dồn tất cả tiền vào một kênh đầu tư.

 

Vậy, Tiền nhàn rỗi Để làm gì? Đầu tư vào đâu để sinh lời hiệu quả? Để trả lời được thắc mắc trên, Mời bạn hãy theo dõi bài viết này nhé!

 

Đầu tư tiền nhàn rỗi là gì?

 

Đầu tư tiền nhàn rỗi có nghĩa là việc mua một loại tài sản nào đó khi bạn có một khoản tiền dư chưa sử dụng vào mục đích gì. Việc đầu tư đó sẽ tạo ra lợi nhuận và tăng giá trị cao trong tương lai.

 

Một số hình thức đầu tư tiền nhàn rỗi phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Mua vàng, mua chứng khoán, mua bất động sản, cho vay, đầu tư vô kinh doanh, mua chứng chỉ quỹ mở…

 

Tuy nhiên, quá trình đầu tư tiền nhàn rỗi vào những kênh trên thường cần dài hạn và có phần rủi ro hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng. Nhưng, nếu thành công thì có thể mang tới nguồn lợi tương đối lớn cho chủ đầu tư.

 

#5 Cách Đầu tư tiền nhàn rỗi thịnh nhất:

 

Có khá nhiều hình thức đầu tư để khách hàng lựa chọn: Mua vàng, mua chứng khoán, mua bất động sản, cho vay, đầu tư vô kinh doanh, mua chứng chỉ quỹ mở… khi có một khoản tiền nhàn rỗi chưa có nhu cầu sử dụng. Và để khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn, dưới đây là những ưu, nhược điểm của từng hình thức đầu tư tiền nhàn rỗi.

 

#1 Gửi tiết kiệm

 

Đây là một trong những hình thức sinh lời được nhiều người lựa chọn nhất. Tất cả các ngân hàng hiện nay đều chú trọng tới kênh huy động vốn với nhiều kỳ hạn, loại hình gửi tiết kiệm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Gửi tiết kiệm là kênh đầu tư “ăn chắc mặc bền”

Ưu điểm:

 

  • Phù hợp với hầu hết các khoản tiền lớn nhỏ khác nhau.
  • Rủi ro thấp do ngân hàng có bảo hiểm tiền gửi, mang tới sự an tâm cho khách hàng.
  • Tính linh hoạt cao, khách hàng có thể tùy chọn kỳ hạn gửi, hình thức gửi với nhiều mức lãi.

 

Nhược điểm:

 

  • Mức lãi suất gửi tiết kiệm không ổn định, có sự biến động theo thời gian.
  • Lạm phát là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lãi suất gửi tiết kiệm.
  • So với các kênh đầu tư khác, gửi tiết kiệm sinh lời ít hơn.

 

#2 Mua vàng, USD

 

Mua vàng, mua USD cũng là một kênh đầu tư tiền nhàn rỗi khá phổ biến, được nhiều người lựa chọn. Thế nhưng cách đầu tư này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Giá vàng trong nước và thế giới có sự chênh lệch khá lớn.

 

Ưu điểm:

 

  • Nguồn cung có giới hạn nên không bị mất giá trị và thường không có xu hướng giảm.
  • Là cách giữ tài sản an toàn, chống lạm phát cũng như sự mất giá của đồng tiền.

 

Nhược điểm:

 

  • Biến động mạnh theo cung cầu cũng như chính sách điều hành thị trường.
  • Giá vàng trong nước chênh lệch nhiều so với thế giới nên dễ biến động.
  • Nếu muốn thu lợi nhuận cao, nhà đầu tư phải có nguồn vốn lớn.
  • Rất khó để nắm bắt diễn biến của thị trường vàng cũng như đồng USD trên thế giới.

 

#3 Đầu tư bất động sản

 

Có thể nói rằng, đầu tư bất động sản là kênh đầu tư tiền nhàn rỗi mang đến lợi nhuận cao nhất hiện nay. Đặc biệt là khi nhu cầu cần nhà ở của người dân ngày càng gia tăng. Thế nhưng, nếu bạn không phải là người am hiểu bất động sản thì rất khó để mạo hiểm và sinh lời từ kênh đầu tư này.

 

Ưu điểm:

 

  • Đầu tư bất động sản mang tới khả năng sinh lời dài hạn.
  • Thị trường bất động sản dần nóng lên với quá trình đô thị hóa ở các thành phố, khu kinh tế trọng điểm.
  • Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư có nguồn vốn lớn qua hình thức FDI, kiều hối…
  • Ngân hàng luôn tạo điều kiện cho khách hàng vay bất động sản với lãi suất thấp kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn.

 

Nhược điểm:

 

  • Cần một nguồn vốn đầu tư lớn cũng như thời gian để thực hiện các giao dịch mua bán.
  • Tính thanh khoản thấp, dễ mắc phải tình trạng pháp lý hồ sơ đất không rõ ràng.
  • Khó khăn khi lựa chọn phân khúc bất động sản để đầu tư.
  • Có thể đối mặt với nhiều rủi ro theo đầu cơ khi tỷ lệ sinh lời ngày một cao.

 

#4 Đầu tư chứng khoán

 

Không chỉ vàng, chứng khoán cũng là kênh đầu tư khó nắm bắt. Nó chỉ có thể mang tới sự thành công cho những người có kiến thức, chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.

Tiền nhàn rỗi Để làm gì? » Để Đầu tư Chứng khoán

Ưu điểm:

 

  • Đầu tư linh hoạt, mua bán dễ dàng mang đến sự thuận lợi cho nhà đầu tư.
  • Không cần phải có nguồn vốn lớn, không giới hạn người tham gia.
  • Khả năng sinh lời cao nên chọn đúng đối tượng, có tính toán và tầm nhìn sâu rộng.

 

Nhược điểm:

 

  • Khả năng sinh lời thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
  • Thường xuyên cập nhật kiến thức về tài chính cũng như tình hình thị trường để đầu tư đúng thời điểm.
  • Cổ phiếu có thể tăng giả tạo dẫn tới tình trạng tăng giảm đột biến.
  • Tình trạng mua bán nội gián ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trên thị trường.

 

#5 Quỹ đầu tư dạng mở

 

Có thể hiểu, quỹ đầu tư dạng mở là sản phẩm quy tụ các nhà đầu tư lớn nhỏ để tạo ra một quỹ đầu tư vào các tải sản khác nhau. Quỹ đầu tư mở có thể đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi hoặc đầu tư nhiều loại tài sản cùng một lúc.

 

Ưu điểm:

 

  • Đa dạng các lĩnh vực đầu tư, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
  • Tính thanh khoản cao, giảm nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
  • Nhà đầu tư có thể rút vốn theo nhu cầu của mình.
  • Các dự án đầu tư được quản lý và giám sát nghiêm ngặt tư các cơ quan chức năng.

 

Hạn chế:

 

  • Nhà đầu tư sẽ mất một khoản phí cho công ty quản lý quỹ.
  • Không có quyền kiểm soát hoàn toàn những khoản đầu tư của mình.

 

Đầu tư tiền nhàn rỗi vào đâu sinh lời hiệu quả nhất?

 

Chúng ta có thể đầu tư sinh lời vào nhiều kênh khác nhau khi có nguồn tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, mỗi kênh đầu tư lại mang đến những ưu, nhược điểm riêng.

 

Đối với những kênh đầu tư càng mang lại lợi nhuận cao như bất động sản, mua vàng, chứng khoán… thì càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Còn kênh đầu tư gửi tiết kiệm, khả năng sinh lời thấp nhưng lại mang tính an toàn cao.

 

Rất nhiều khách hàng lựa chọn gửi tiết kiệm để cất giữ tiền khi chưa tìm được một phương án đầu tư hiệu quả. Nhưng, bạn gửi tiết kiệm 10 triệu đồng thì tiền lãi trong 1 tháng chỉ 40 ngàn đồng (tương đương 1 tô Bún Bò).  Cũng bởi, theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, gửi tiết kiệm là kênh đầu tư an toàn đối với khách hàng muốn “ăn chắc mặc bền”.

 

Do đó, tùy thuộc nguồn vốn cũng như sự am hiểu về tài chính của khách hàng để đưa ra lựa chọn phù hợp. Nếu bạn là một người có khả năng phân tích tình hình thị trường thì có thể mạo hiểm lựa chọn kênh đầu tư bất động sản, chứng khoán hay quỹ đầu tư dạng mở…

 

Còn nếu bạn muốn an toàn có thể chọn kênh đầu tư ít rủi hơn đó là gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc mua vàng…Đối với hình thức gửi tiết kiệm, khách hàng chỉ cần gửi khoản tiền nhàn rỗi vào một ngân hàng uy tín và chờ đến tháng để nhận lãi.

 

Như vậy có thể thấy rằng, đầu tư tiền nhàn rỗi vào đâu sẽ phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro cũng như mong muốn mức lợi nhuận của khách hàng. Tùy vào kinh nghiệm và khả năng tài chính, hãy lựa chọn cho mình một kênh đầu tư phù hợp nhất nhé!

 


Trang chủ  »» Cho thuê

 

» Nhận Ký gửi Mua bán Cho thuê Căn hộ chung cư River Panorama  

» Mua bán Cho thuê Căn hộ chung cư TECCO TOWN Bình Tân  

» Ký gửi Mua bán Cho thuê Nhà phố Mặt bằng Kinh doanh TPHCM  

» Những điều chưa biết về penthouse? Giá bán căn hộ Penthouse  

» Bảo hiểm Bắt buộc Trách nhiệm Dân sự (TNDS) Xe Ô TÔ  

» Có Nên MUA Bảo Hiểm Nhân Thọ Hay Không?  

icon icon