Thủ tục vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào?
Quy định vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV, SME hay Small and Medium Enterprise) được biết đến là doanh nghiệp có quy mô nhỏ cả về vốn, lao động và cả doanh thu. Và theo quy định của luật pháp Việt Nam thì những doanh nghiệp này được chia thành 3 nhóm:
-
Doanh nghiệp siêu nhỏ: Đây là nhóm doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông lâm, thủy sản, công nghiệp, xây dựng,..và phải có quy mô về nhân sự dưới 10 người, tổng doanh thu và nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp nhỏ: Là nhóm những doanh nghiệp hoạt động trên thương mại và dịch vụ có quy mô không quá 50 lao động có tham gia bảo hiểm xã hội, tổng doanh thu không quá 100 tỷ, tổng nguồn vốn ban đầu không vượt quá 50 tỷ. Còn những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực còn lại có số lao động dưới 100 người, tổng nguồn vốn dưới 20 tỷ, tổng doanh thu dưới 50 tỷ đồng.Đặc biệt những doanh nghiệp thuộc nhóm này không nằm trong thuộc nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ.
-
Doanh nghiệp vừa: Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, nông, lâm, ngư nghiệp có số lao động không quá 200 người và tổng doanh thu/năm không quá 200 tỷ đồng, tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng. Đối với những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực còn lại thì số lao động có tham gia bảo hiểm y tế không quá 100 người, tổng doanh thu/ năm không quá 300 tỷ. Và không thuộc những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được vốn ngân hàng
-
Cung cấp được những giấy tờ chứng minh công ty mình thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Người đứng đầu doanh nghiệp phải có hơn 20% vốn tự có trong tổng vốn đầu tư của dự án, phương thức kinh doanh
-
Những dự án đang thực thi phải khả quan nhằm chứng minh được khả năng trả nợ ngân hàng
-
Đáp ứng được những quy định về tiền vay
-
Phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện các dự án kinh doanh
Hình thức cho vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ đem đến cho khách hàng nhiều ưu điểm cũng như tiện ích, có thể kể đến như:
– Tỷ lệ xét duyệt và giải ngân cho vay vốn lên đến 95%
– Cho vay tín chấp / thế chấp tùy vào nhu cầu của người đi vay
– Đối với những doanh nghiệp có tài sản là BĐS, chúng tôi có các khoản vay thế chấp hỗ trợ giải ngân lên đến 85% giá trị Bất động sản.
– Lãi suất cho vay vô cùng ưu đãi.
– Có kế hoạch trả nợ phù hợp, tránh việc bị trả chậm dẫn đến doanh nghiệp bị nợ xấu.
– Cần chứng minh được khả năng trả nợ thông qua mục đích sử dụng vốn vay.
– Số tiền mà doanh nghiệp nhận được từ ngân hàng phải đầu tư vào những dự án, hoạt động khả thi.
– Tận dụng tốt được tài sản thuế chấp: Tài sản mà nhiều ngân hàng chấp nhận không đơn thuần chỉ là giấy tờ bất động sản mà bên cạnh đó còn có tài sản cố định như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, phương tiện vận tải, hàng hóa tồn đọng trong kho, hàng hóa chưa thanh toán,….
Thủ tục vay vốn doanh nghiệp tín chấp
-
Giấy CMND, thẻ CCCD có thông tin chính xác và rõ nét.
-
Sổ hộ khẩu có đủ thông tin và số trang như quy định.
-
Giấy phép kinh doanh, hóa đơn tiền điện nước.
-
Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc thuê mặt bằng kinh doanh.
-
Hóa đơn bán hàng, nhật ký bán hàng, thu chi,…
-
Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp ( đối với gói vay thế chấp)
Hồ sơ vay vốn ngân hàng
– Giấy phép thành lập công ty hoặc giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
– Điều lệ công ty.
– Giấy quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (nếu có).
– CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu của người đại diện công ty đứng ra vay vốn (Photo).
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
– Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
– Hợp đồng mua hàng, bán hàng…
– Hợp đồng sử dụng lao động (nếu có).
Phương án vay vốn ngân hàng
– Phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
– Kế hoạch trả nợ ngân hàng.
Tài sản đảm bảo tiền đối với khoản vay thế chấp
– Bất động sản: Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất.
– Ôtô, Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hoá: Hoá đơn, hợp đồng mua bán.
– Các chứng từ có giá: giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu, trái phiếu…
Thủ tục vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ thế chấp - tín chấp
Thủ tục vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào nguồn vốn mà doanh nghiệp muốn vay.
Doanh nghiệp muốn vay vốn tín chấp
Nếu doanh nghiệp muốn vay vốn tín chấp, tức là không cần tài sản đảm bảo, thì cần có các giấy tờ sau:
- Giấy CMND, thẻ CCCD có thông tin chính xác và rõ nét.
- Sổ hộ khẩu có đủ thông tin và số trang như quy định.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép kinh doanh.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 6 tháng gần nhất.
- Báo cáo thuế của doanh nghiệp trong 6 tháng gần nhất.
- Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh (nếu có).
- Hợp đồng kinh tế liên quan đến dự án hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có).
Doanh nghiệp muốn vay vốn thế chấp
Nếu doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng thế chấp, tức là cần có tài sản đảm bảo, thì cần có các giấy tờ sau:
- Hồ sơ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, có tối thiểu các nội dung sau: kế hoạch kinh doanh và bảng tính hiệu quả kinh tế của dự án; chi phí đầu tư; các hạng mục đầu tư; nguồn vốn đầu tư; dự kiến tiến độ xây dựng, mua sắm; dự kiến kế hoạch nhận vốn và trả nợ.
- Giấy phép đầu tư (nếu có); giấy phép xây dựng (nếu có); báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).
- Bảng kê công nợ các loại tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng DNNVV có quan hệ vay vốn (nếu có).
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 2 năm gần nhất.
- Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo cho khoản vay, như: giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy tờ liên quan đến việc thế chấp, cầm cố; bản sao hợp đồng mua bán hoặc thuê mua tài sản; bản sao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của tài sản (nếu có).
Ngoài ra, để vay vốn gián tiếp từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Ngân hàng phối hợp với DNNVV hoàn thiện hồ sơ đề nghị nhận vốn cho vay gián tiếp theo quy định của Quỹ. DNNVV nộp hồ sơ đề nghị vay vốn gián tiếp của Quỹ tại điểm giao dịch của ngân hàng hoặc qua bưu điện.
- Bước 2. Ngân hàng tiến hành thẩm định
Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, Ngân hàng có trách nhiệm hướng dẫn cho DNNVV. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, ngân hàng thông báo cho DNNVV bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị vay vốn từ nguồn vốn cho vay gián tiếp của Quỹ theo quy định.
- Bước 3. Ngân hàng gửi hồ sơ đề nghị nhận vốn cho vay gián tiếp tới Quỹ
Sau khi thẩm định và chấp thuận cho DNNVV vay vốn, ngân hàng gửi hồ sơ đề nghị nhận vốn cho vay gián tiếp tới Quỹ theo quy định.
- Bước 4. Quỹ tiến hành thẩm định và phê duyệt
Quỹ tiếp nhận, kiểm tra và thẩm định hồ sơ đề nghị nhận vốn cho vay gián tiếp của ngân hàng. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Quỹ phê duyệt và gửi thông báo cho ngân hàng.
- Bước 5. Quỹ và ngân hàng ký kết Hợp đồng cho vay gián tiếp
Sau khi có thông báo phê duyệt của Quỹ, ngân hàng và Quỹ ký kết Hợp đồng cho vay gián tiếp theo mẫu của Quỹ.
- Bước 6. Quỹ giải ngân cho ngân hàng
Sau khi ký kết Hợp đồng cho vay gián tiếp, Quỹ giải ngân cho ngân hàng theo quy định.
- Bước 7. Ngân hàng giải ngân cho DNNVV
Sau khi nhận được vốn từ Quỹ, ngân hàng giải ngân cho DNNVV theo quy định.
Lãi suất vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ là bao nhiêu?
Lãi suất vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào nguồn vốn và thời hạn vay. Theo quy định của Nghị định 80/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn từ ngân sách nhà nước thông qua các tổ chức tín dụng. Mức chênh lệch lãi suất được ngân sách nhà nước cấp bù cho các khoản vay của doanh nghiệp là 2%/năm. Tuy nhiên, để được hưởng chính sách này, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoặc tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
Ngoài ra, một số ngân hàng cũng có các gói ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khi vay vốn trung và dài hạn. Ví dụ, OCB triển khai gói ưu đãi lãi suất cho vay cố định dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ từ 8,15%/năm. VietinBank cũng có chương trình hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ từ 4,2%/năm. Tuy nhiên, để được áp dụng mức lãi suất này, doanh nghiệp phải thỏa mãn các yêu cầu của ngân hàng về hồ sơ, tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn.
Khó khăn khi vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hầu hết khi doanh nghiệp đăng ký vay vốn doanh nghiệp đều phải đáp ứng những điều kiện khá phực tạp của ngân hàng nhất là đối với những khoản vay có hạn mức cao thường sẽ đòi hỏi phải có tài sản thuế chấp là phương tiện vận tải, trang thiết bị, giấy tờ đất đai,…tuy nhiên với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn thường sẻ không có tài sản thuế chấp cũng không thể đảm bảo được theo đúng yêu cầu của ngân hàng.
Do đó các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đa phần đều mang tính tự phát thiếu chiến lược và kế hoạch phát triển cụ thể. Thêm vào đó là sức chịu đựng rủi ro thấp, khả năng ứng biến kém trước những thay đổi của nền kinh tế từ đó sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng cũng thấp.
Vì sao những doanh nghiệp nhỏ lại khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn
Đa phần những ngân hàng khi hỗ trợ bất kỳ doanh nghiệp nào vay vốn cũng đòi hỏi phải tài sản thuế chấp là phương tiện vận tải, trang thiết bị, giấy tờ đất đai,…tuy nhiên với quy mô nhỏ nên những doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn và tài sản thuế chấp cũng không thể đảm bảo được theo đúng yêu cầu của ngân hàng.
Những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đa phần đều mang tính tự phát thiếu chiến lược và kế hoạch phát triển cụ thể. Thêm vào đó là sức chịu đựng rủi ro thấp, khả năng ứng biến kém trước những thay đổi của nền kinh tế từ đó sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng cũng thấp.
Ngân hàng nào đang có chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập
Hiểu được những khó mà những công ty có quy mô nhỏ lẻ, mới thành lập đang gặp phải trong việc xoay xở vốn lưu động nên ngân hàng VietBank đã tung ra sản phẩm vay để hỗ trợ những doanh nghiệp này.
Sản phẩm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ VietBank được rất nhiều khách hàng lựa chọn bởi rất nhiều ưu đãi đặc biệt, có thể kể đến như:
Tỷ lệ tài trợ vốn lên đến 100% phương sử dụng vốn
Chấp nhận tài sản thuế chấp là tài khoản tiền gửi tại VietBank
Đối với những doanh nghiệp có tài sản là BĐS, VietBank hỗ trợ giải ngân lên đến 85% giá trị Bất động sản.
Lãi suất cho vay vô cùng ưu đãi
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay vốn được thành công
-
Cần phác thảo mục đích, số tiền vay để chuẩn bị được những giấy tờ cho phù hợp
-
Xây dựng lịch sử tín dụng tốt: Không riêng gì những doanh nghiệp thuộc nhóm này mà bất cứ đối tượng khi vay ngân hàng đều phải có được một điểm tín dụng tốt, không bị nợ xuất ở những ngân hàng trước đây
-
Cần chứng minh được khả năng trả nợ thông qua mục đích sử dụng vốn vay. Số tiền mà doanh nghiệp nhận được từ ngân hàng phải đầu tư vào những dự án, hoạt động khả thi.
-
Tận dụng tốt được tài sản thuế chấp: Tài sản mà nhiều ngân hàng chấp nhận không đơn thuần chỉ là giấy tờ bất động sản mà bên cạnh đó còn có tài sản cố định như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, phương tiện vận tải, hàng hóa tồn đọng trong kho, hàng hóa chưa thanh toán,….
Đơn giản hóa thủ tục vay vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào?
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (thuộc Dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn Ngân hàng tái thiết Đức) sẽ không bắt buộc phải nộp 6 loại giấy tờ trong đó có: Quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu có); Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng; Giấy phép hành nghề (nếu có); Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập; Điều lệ Doanh nghiệp; Các giấy tờ về đăng ký mẫu dấu, chữ ký và mở tài khoản.
Đồng thời, bỏ “Kế hoạch sản xuất kinh doanh định kỳ” trong hồ sơ kinh tế; quy định rõ hoặc bỏ quy định “Các tài liệu và chứng từ có liên quan” và “Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định”; thay quy định công chứng Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ kinh tế bằng bản sao có chứng thực. Bỏ các yêu cầu, điều kiện về năng lực pháp luật dân sự; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và khả năng tài chính của doanh nghiệp đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Hạn mức cho vay của ngân hàng thương mại được phép là bao nhiêu?
Mỗi ngân hàng có những hạn mức cho vay khác nhau với những giấy phép khác nhau, hồ sơ tín dụng của khách hàng cũng ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng. Khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu sẽ được hưởng lợi với hạn mức cao và lãi suất ưu đãi.
Ngoài ra, đối với hình thức vay tín chấp, theo các ngân hàng, mỗi ngân hàng sẽ cho vay với hạn mức 100% giá trị tài sản thế chấp hoặc có ngân hàng cho vay 70 - 85% giá trị tài sản thế chấp. Do đó, bạn sẽ không chỉ tìm hiểu về lãi suất, hạn mức mà còn cả cách thức hoạt động, hình thức vay, hạn mức của từng ngân hàng để so sánh và lựa chọn.
Hiện nay hạn mức tín chấp cho vay tín chấp có giấy phép kinh doanh dao động từ 30 đến 300 triệu đồng. Mặt khác, đối với các khoản thế chấp bằng giấy phép thương mại, hạn mức có thể lên đến hàng tỷ đồng.
Một số Câu hỏi thường gặp về DNNVV vay vốn:
-
Thủ tục vay vốn Doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào?
-
Doanh nghiệp có thể xin gia hạn trả nợ không?
-
Doanh nghiệp có thể vay hạn mức được tối đa bao nhiêu?
-
Lãi suất vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ bao nhiêu?
-
DNNVV là gì? (Viết tắc: Doanh nghiệp nhỏ và vừa)
-
SME là gì? (Viết tắc: Small and Medium Enterprise)
Bài viết khác
- 1 chỉ vàng bằng bao nhiêu gram & 1 cây vàng bằng bao nhiêu lượng
- Sự dao động tăng giảm giá cổ phiếu & các chỉ số trong phân tích kỹ thuật
- Tiền kỹ thuật số, tại sao Bitcoin giá cao vẫn có người mua?
- Các loại Vàng phổ biến 24k 18k trên thị trường hiện nay
- Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng khác nhau như thế nào?