Dự án Đường Vành Đai 3 TPHCM khi nào khởi công và hoàn thành?

Dự án Đường Vành Đai 3 TPHCM khi nào khởi công và hoàn thành?

Dự án Đường Vành Đai 3 TPHCM khi nào khởi công và hoàn thành?

Mua bán Cho thuê căn hộ chung cư TPHCM

Tin dự án Mua bán Cho thuê Bất động sản TPHCM
Mua bán Cho thuê Bất động sản TPHCM

Dự án Đường Vành Đai 3 TPHCM khi nào khởi công và hoàn thành?

Tổng quan dự án đường Vành đai 3 TPHCM

 

   Đường vành đai 3 TPHCM có tổng chiều dài lên đến 92km, đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn qua tỉnh Bình Dương dài 15,3km, trùng với đường cao tốc Tân Vạn – Mỹ Phước đã đi vào hoạt động. 76,3km còn lại dự án đường vành đai 3 giai đoạn 1 được đầu tư. Trong đó, đoạn qua TP.HCM dài 47,5km, trên địa bàn tỉnh Bình Dương là 10,7km, Đồng Nai dài khoảng 11,2km và Long An là 6,8km.

 

  - Giai đoạn 1 Vành đai 3 TPHCM gồm dự án 1A và dự án 1B. Dự án 1A có tổng chiều dài 8,75km bắt đầu từ tỉnh lộ 25B đến đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây – TP.HCM. Điểm đầu của dự án giao với đường tỉnh 25B thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch và điểm cuối dự án giao với đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây – TP.HCM thuộc TP.Thủ Đức (TP.HCM) trong đó có 6,3km thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai và 2,45km thuộc TP HCM.

 

  - Theo dự kiến ban đầu, dự án 1A đường vành đai 3 TPHCM có tổng mức đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng từ vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam và nguồn vốn vay ODA của CP Hàn Quốc thông qua Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF).

 

  - Tuy nhiên, mới đây, Bộ GT-VT đã có quyết định phê duyệt tăng tổng mức đầu tư dự án lên hơn 6.900 tỷ đồng, tức hơn 1.600 tỷ đồng.

 

Theo Ông Diệp Bảo Tuấn, PGĐ Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GT-VT) – chủ đầu tư dự án, nguyên nhân khiến tổng mức đầu tư của dự án thành phần 1A đường vành đai 3 TPHCM phải tăng thêm là do điều chỉnh chi phí cho công tác giải phóng mặt bằng tăng.

 

Cụ thể, chi phí giải phóng mặt bằng dự án từ mức hơn 624 tỷ đồng đã tăng lên hơn 2.200 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng tại địa bàn Đồng Nai tăng lên hơn 651 tỷ đồng từ gần 476 tỷ đồng và chi phí giải phóng mặt bằng tại địa bàn TP.HCM tăng lên gần 1.600 tỷ đồng từ gần 149 tỷ đồng.

 

Cũng theo quyết định của Bộ GT-VT, cơ cấu nguồn vốn dự án đường Vành đai 3 TPHCM được thay đổi dựa trên cơ sở mức đầu tư được điều chỉnh. Trong đó, vốn vay ODA từ Quỹ EDCF của CP Hàn Quốc là hơn 190 triệu USD. Vốn đối ứng của CP Việt Nam là hơn 2.700 tỷ đồng (bao gồm vốn ngân sách địa phương hơn 2.200 tỷ đồng và vốn ngân sách trung ương hơn 529 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng).

 

  - Dự án 1A Vành đai 3 TPHCM gồm 6 làn xe rộng 20 – 26m, vận tốc 80km/h; sang giai đoạn kế tiếp là dự án 1B dự kiến nâng lên 8 làn cùng 2 tuyến song hành và vỉa hè hai bên.

 

  - Đường Vành đai 3 TPHCM (đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch) bắt đầu từ cầu Nhơn Trạch – Quận 9, hướng lên phía Bắc về đường cao tốc. Sau đó đi về hướng Bắc, Đông Bắc qua 12 khu vực dân cư khác nhau tại Quận 9 và hướng về Tân Vạn. Cuối cùng giao cắt Quốc lộ 1A (Xa lộ Hà Nội) tại khu vực Tân Vạn.

Bản đồ dự án đường Vành đai 3 TPHCM & Vành Đai 4

 

Một thành phần quan trọng của dự án 1A Vành đai 3 TPHCM được nhiều người quan tâm là cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai, kết nối với TP.HCM, có chiều dài hơn 2km. Sau khi hoàn thành, cây cầu sẽ rút ngắn khoảng cách từ Đồng Nai đến TP HCM và Bình Dương, giảm áp lực giao thông ở cầu Đồng Nai cùng các tuyến đường nội đô TP.HCM.

 

Các giai đoạn dự án Vành đai 3 TPHCM

 

Dự án đường Vành đai 3 TPHCM đi qua địa phận các tỉnh, thành gồm Long An, Bình Dương, TP HCM và Đồng Nai; đề xuất quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở hai bên, vận tốc 100km/h, gồm 4 đoạn:

 

 

- Giai đoạn 1: Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, dài 34,3 km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai (đường Vành đai 3 Nhơn Trạch) và TP HCM.

 

  • Đường Vành đai 3 TPHCM đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch dài 34,3km. Quy mô xây dựng 6 làn xe GĐ 1 (tăng lên 8 làn xe GĐ 2).

  • Tuyến đường đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai (Nhơn Trạch) và TP.HCM.

  • Lý trình từ Nhơn Trạch: Bắt đầu từ cao tốc Bến Lức – Long Thành; băng sông Đồng Nai bằng cầu Nhơn Trạch rồi qua địa phận Q9, TP.HCM.

  • Lý trình từ quận 9: Bắt đầu từ cầu Nhơn Trạch hướng về cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Sau đó, đi tiếp về đường Tân Vạn. Điểm cuối, đường Vành đai 3 TPHCM giao cắt QL1A (Xa lộ Hà Nội) tại ngã ba Tân Vạn.

 

- Giai đoạn 2: Đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn (đường Vành đai 3 Bình Dương), dài 16,7km.

 

Đường Vành đai 3 TPHCM đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn có chiều dài lên đến 16,7km. Tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng theo hình thức PPP và đã đưa vào khai thác.

 

- Giai đoạn 3: Đoạn Quốc lộ 22 – Bình Chuẩn dài 19,1km, đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TP HCM.

 

Đường Vành đai 3 TPHCM đoạn QL.22 – Bình Chuẩn có chiều dài 19,1 km đi qua địa phận Bình Dương và TP.HCM. Tổng mức đầu tư dự kiến GĐ 1 ước tính khoảng 10.000 tỷ đồng. Hiện nhà nước đang kêu gọi các nhà đầu tư, tài trợ để có nguồn vốn xây dựng.

 

- Giai đoạn 4: Đoạn Bến Lức – Quốc lộ 22 dài 28,9km, đi qua TP.HCM và tỉnh Long An.

 

Đường Vành đai 3 TPHCM đoạn Bến Lức – quốc lộ 22 dài 28,9km đi qua 2 địa phận  là TP.HCM và Long An. Ước tính tổng mức đầu tư GĐ 1 vào khoảng 11.000 tỷ đồng.

 

Các nút giao quan trọng của đường Vành đai 3 TPHCM

 

  • Nút giao Quốc lộ 1A – Vành đai 3 TPHCM tại khu vực Tân Vạn, Dĩ An, Bình Dương

  • Nút giao Quốc lộ 13 – Vành đai 3 TPHCM tại thành phố Thủ Dầu 1, Bình Dương

  • Nút giao cao tốc TP HCM, Mộc Bài – Vành Đai 3 TPHCM tại huyện Củ Chi

  • Nút giao Quốc lộ 1A – Vành đai 3 TPHCM tại Bến Lức, Long An

  • Nút giao cao tốc Bến Lức – Long Thành tại Bến Lức và Nhơn Trạch

  • Nút giao cao tốc Long Thành – Dầu Giây tại Quận 9

4 chỗ ra, vào đường vành đai 3 TPHCM gồm: Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài và Quốc lộ 22, Tỉnh lộ 25C, Quốc lộ 13.

 

 

 

►►► Hoàn thành đường Vành đai 3 TP.HCM vào 30.6.2026

 

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM (Dự án) đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16.6.2022, chia thành 8 dự án thành phần thực hiện theo hình thức đầu tư công, đi qua địa bàn 3 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Long An) và TP.HCM, trong đó có 4 dự án thành phần bồi thường hỗ trợ tái định cư.

Chính phủ yêu cầu sớm chuẩn bị các thủ tục để tổ chức thi công dự án đường Vành đai 3 TP.HCM bắt đầu từ 30.6.2023, nhằm hoàn thành vào 30.6.2026.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP, triển khai Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16.6.2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM.

 

Theo đó, hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án thành phần trước 15.11.2022.

 

Lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi cho từng dự án thành phần hoàn thành không muộn hơn ngày 30.11.2022.

 

Tổ chức thi công bắt đầu từ 30.6.2023 để hoàn thành 30.6.2026.

Hạ tầng kết nối đường Vành Đai TPHCM

 

Bất động sản quanh dự án đường Vành đai 3 TPHCM sẽ ra sao?

 

Xung quanh Vành đai 3 TPHCM hiện hữu hàng chục dự án, một điều tất yếu khi công trình hoàn thành sẽ thúc đẩy mặt bằng giá BĐS tập trung gần đó (TP Thủ Đức, Đồng Nai…) tăng đáng kể. Nhận định từ chuyên gia, dự án đường Vành Đai 3 TPHCM sẽ giúp tăng tính kết nối liên vùng, kết nối các thành phố vệ tinh của TP.HCM và tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh theo quy hoạch.

 

Khu Đông Sài Gòn nói chung, TP.Thủ Đức với tâm điểm mới là Quận 9 nói riêng đang có lợi thế “vàng” về vị trí cùng các sản phẩm bất động sản đa dạng, đồng thời lại là khu vực có quy hoạch hạ tầng ngày càng thuận tiện và đồng bộ.

 

 

Các dự án hưởng lợi từ Vành Đai 3 -TPHCM

  • Dự án hưởng lợi từ Vành Đai 3: The 9 Stellars

  • Dự án hưởng lợi từ Vành Đai 3: Vinhomes Grand Park

  • Dự án hưởng lợi từ Vành Đai 3: Đông Tăng Long

  • Dự án hưởng lợi từ Vành Đai 3: MT Eastmark City

  • Dự án hưởng lợi từ Vành Đai 3: Palm Marina

  • Dự án hưởng lợi từ Vành Đai 3: Angel Island

  • Dự án hưởng lợi từ Vành Đai 3: King Bay

  • Dự án hưởng lợi từ Vành Đai 3: Swan Bay

  • Dự án hưởng lợi từ Vành Đai 3: Swan Park

 

 

Đi qua Quận 9, một số công trình hạ tầng trọng điểm đóng góp đáng kể vào bộ mặt đô thị toàn TP.HCM còn có tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, bến xe miền Đông mới, các trục đường giao thông chính mở rộng gồm cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường Phạm Văn Đồng… và sân bay quốc tế Long Thành. Quận 9 còn là nơi tập trung các khu công nghệ cao như Samsung, Intel, Microsoft… hội tụ nhiều chuyên gia, lao động trí thức tinh hoa của thành phố.

 

Với nền tảng quỹ đất rộng lớn, hạ tầng vững chắc và sự hình thành của đường vành đai 3 TPHCM, Quận 9 nói riêng và TP.Thủ Đức nói chung được các nhà đầu tư kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển bứt tốc hơn nữa. Đặc biệt, đây sẽ là điểm sáng mới đáng sống, đáng sở hữu tiếp sau Quận 2 của thị trường địa ốc phía Đông thành phố.

icon icon